Lịch sử Trung_Quốc_(khu_vực)

Bài chính: Lịch sử Trung Quốc, Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949; 1949-nay tại Đài Loan), Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-nay).Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), MayaAi Cập Cổ đại, tự tạo ra chữ viết riêng.

Triều đại đầu tiên theo các thư tịch lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ đá mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XII TCN. Nhà Thương bị nhà Chu lật đổ (thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các công hầu bá tước; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều nước chư hầu đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi triều đình nhà Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đườngnhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ VII và XIV, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh của người Mãn Châu sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Vào thế kỷ thứ XVIII, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ XIX trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.

Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo Hồi giáo, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,Từ Hi Thái hậu lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương TâyLiên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandBồ Đào Nha đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng KôngMa Cao ở bờ biển phía đông nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 19971999. "Trung Quốc" trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.

CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốcvị thế chính trị Đài Loan.

Các chủ đề liên quan: Niên đại lịch sử Trung Quốc, Các triều đại phong kiến Trung Quốc, Lịch sử Hồng Kông, Lịch sử Ma Cao, Lịch sử Đài Loan.